10 cách trị nám da an toàn và hiệu quả
Nám da là nỗi ám ảnh của các chị em, đặc biệt khi bước vào độ tuổi trung niên. Hiện nay, có nhiều cách trị nám da tại nhà được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, thành công hay không còn phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp phù hợp và sự kiên trì trong thực hiện. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn “10 cách trị nám có thể áp dụng an toàn, hiệu quả cao” được nhiều chị em đã sử dụng nha.
Tổng quan về tình trạng nám da và cách trị nám da
Nám da là hiện tượng melanin tăng lên trên bề mặt da, khiến da trở nên sạm màu, xuất hiện các vết nâu hoặc các vùng da tối màu hơn so với phần da còn lại. Phái nữ thường gặp phải tình trạng này nhiều hơn nam giới. Nám da làm giảm đi vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt, gây mất tự tin cho chị em phụ nữ khi giao tiếp.
1. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nám da:
- Yếu tố di truyền.
- Rối loạn nội tiết: gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh.
- Tác động của ánh nắng mặt trời: tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua biểu bì, kích thích sự hình thành và phát triển của hắc tố, gây nên nám da.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp gây kích ứng/dị ứng.
- Không chăm sóc da đúng cách.
- Nám da cũng xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây.
- Do lối sống không khoa học và các thói quen xấu gây mụn: thức khuya, căng thẳng quá mức, tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài (máy tính, điện thoại)
2. Dấu hiệu nhận biết nám da
Cách trị nám da và các loại nám
- Các đốm nám đậm hơn màu da tự nhiên của bạn.
- Vết nám xuất hiện ở cả 2 bên mặt.
- Nám dễ nhận thấy hơn ở một số vùng trên khuôn mặt so với những vùng khác: gò má, môi trên, trán.
- Nám da trở nên rõ ràng hơn khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Liệu cách trị nám da tại nhà có hiệu quả không?
Có. Tuy nhiên, khả năng chữa trị nám da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nám có thể giảm bớt sau khi sinh nở hoặc dừng sử dụng biện pháp tránh thai. Các loại kem, thuốc bôi hoặc các phương pháp điều trị tiên tiến như: laser, điện di, tiêm HA, peel da,… giúp làm mờ vết nám.
Bên cạnh đó, nếu da không được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, nám sẽ xuất hiện trở lại, thậm chí nặng hơn trước. Vì vậy, sau khi điều trị, người bệnh cần bảo vệ da cẩn thận, thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài. Đồng thời, cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và ngăn bệnh tái phát kịp thời.
Hướng dẫn cách trị nám da hiệu quả và an toàn
1. Bảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời: Chống nắng rất quan trọng trong điều trị nám. Dù bạn đang áp dụng các biện pháp điều trị nám hiệu quả, chỉ cần phơi nắng trong vài phút cũng có thể phá hủy tất cả những nỗ lực của bạn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên áp dụng cách chống nắng theo từng lớp. Cụ thể như sau:
- Sử dụng kem chống nắng khoáng với chỉ số SPF từ 30 trở lên (oxit titan và kẽm oxit trong kem chống nắng khoáng đã được chứng minh giúp trị nám bằng cách chặn các tia UV gây hại).
- Dùng mũ và quần áo chống tia UV.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Ngoài ra, ánh sáng trong nhà cũng gây nám, vì vậy bạn nên thoa kem chống nắng mọi lúc.
2. Sử dụng Kem trị nám: Kem trị nám được làm từ những công thức riêng biệt và chứa các thành phần cần thiết, tác động vào bên trong da, làm vùng nám da trên mặt mờ dần và biến mất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì 1 loại kem nám da nào bạn nên xem kỹ bảng thành phần và xin ý kiến từ bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
3. Thuốc uống trị nám: Ngày nay, nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp uống thuốc để điều trị nám thay vì sử dụng các biện pháp tác động trực tiếp lên da. Các loại thuốc này được chế tạo từ các chất hóa học an toàn, có khả năng giảm dần màu sắc và độ đậm của các vết nám trên da theo thời gian. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, người dùng cần kiên nhẫn và thực hiện liệu pháp này một cách đều đặn.
4. Peel da: Phương pháp này giúp cải thiện sắc tố da, có khả năng loại bỏ 70% – 90% nám, tàn nhang sau khi peel. Ngoài ra, peel da còn giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ giảm mụn đầu đen, mụn bọc ở cằm và mũi. Tuy nhiên, quy trình này khá phức tạp và nếu không thực hiện đúng cách, sẽ gây ra hậu quả không mong muốn. Do đó, không nên tự thực hiện peel da tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn. Hơn nữa, việc chăm sóc và phục hồi da sau khi điều trị cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quy trình.
5. Laser trị nám: Sử dụng laser để trị nám đang trở nên phổ biến do hiệu quả rõ rệt của nó. Tia laser có khả năng phân giải Melanin – sắc tố gây nám, thành các mảnh nhỏ, giúp loại bỏ nám từ gốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nám đều phù hợp với phương pháp này. Sau khi điều trị, da cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Do lớp bảo vệ da đã trở nên mỏng hơn, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV, nám có thể dễ dàng phát triển trở lại. Trước khi lựa chọn phương pháp này hãy tìm đến các cơ sở uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả.
6. Lăn kim điều trị nám: Bác sĩ sử dụng những chiếc kim siêu nhỏ tạo tổn thương trên da, kích thích cơ thể tự tạo collagen hình thành lớp da mới, khỏe mạnh. Kỹ thuật này giúp người dùng đạt được kết quả điều trị nám tốt hơn so với việc chỉ sử dụng các chất làm sáng da.
7. Điều trị nám bằng IPL (Intense Pulsed Light)L bằng cách sử dụng ánh sáng tập trung để tiêu diệt tế bào melanin gây nám. Phương pháp này mang lại 1 số hiệu quả sau:
- Giảm nám, tàn nhang và các vết sạm trên da.
- Cải thiện độ đều màu da, làm da sáng và trẻ trung hơn.
- Không gây tổn thương cho da hay để lại sẹo, do ánh sáng chỉ tác động lên lớp biểu bì của da.
- Kích thích sản xuất collagen, giúp da khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa lão hóa.
- Tăng cường độ ẩm cho da, giữ cho da luôn mềm mại và mịn màng.
- Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất từ IPL, bạn cần tuân thủ quy trình điều trị và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
8. Tế bào gốc trị nám: Tế bào gốc, một loại tế bào đặc biệt trong hơn 200 loại tế bào của cơ thể, có khả năng phát triển và biến hóa thành các loại tế bào khác như: tế bào máu, xương, cơ, thần kinh, sụn, da,… Chính vì khả năng đặc biệt này, tế bào gốc được sử dụng trong chăm sóc da và giải quyết các vấn đề về da như sẹo, mụn và nám. Phương pháp này giúp chữa lành và phục hồi các tế bào da bị hư hại do nám. Ngoài ra, còn kích thích sản xuất collagen và giảm melanin, giúp da mờ nám và trở nên săn chắc, mịn màng.
9. Rau má: Rau má chứa nhiều vitamin A và C cùng các hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn sự hình thành của hắc sắc tố, làm da sáng mịn và cải thiện tình trạng nám sạm. Cách thức thực hiện: Đầu tiên, rửa sạch rau má, sau đó xay nhuyễn cùng một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt và đắp lên mặt trong khoảng 20 phút. Cuối cùng, rửa sạch mặt bằng nước.
Cách trị nám da bằng rau má tại nhà hiệu quả
10. Mướp đắng (khổ qua): Mướp đắng tươi cũng được sử dụng để trị nám. Cách làm như sau: Rửa sạch mướp đắng, thái thành miếng mỏng, đắp lên mặt và chà nhẹ miếng mướp đắng lên vùng da bị nám, để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước. Hoặc, có thể kết hợp mướp đắng với dưa chuột, xay nhuyễn cả hai để tạo thành mặt nạ. Vì trong dưa chuột có vitamin và khoáng chất làm sáng và cải thiện sắc tố da.
Tham khảo cách phòng tránh nám tại: https://mocmienhoa.vn/cach-phong-tranh-nam-va-tan-nhang.html